Một số yêu cầu cơ bản của thiết kế thẻ nhựa

Các bước gia công thẻ nhựa sau in thông dụng nhất
15 Tháng Tám, 2017
Những thông tin thú vị về in thẻ nhựa gắn chip cảm ứng
17 Tháng Tám, 2017
Show all

Một số yêu cầu cơ bản của thiết kế thẻ nhựa

Nếu bạn là một người thành thạo về thiết kế đồ họa, bạn hoàn toàn có thể tự tay thiết kế thẻ nhựa và gửi cho chúng tôi để thực hiện in ấn. Dưới đây là một số yêu cầu cơ bản của một file thiết kế thẻ nhựa:

Phần mềm thiết kế

mot-so-yeu-cau-co-ban-cua-thiet-ke-the-nhua

Hiện nay có rất nhiều phần mềm chuyên dụng để bạn có thể thỏa sức sáng tạo thiết kế thẻ nhựa cho mình. Tuy nhiên, để đảm bảo các file in thẻ nhựa có thiết kế đẹp nhất cũng như dễ dàng tương tác với cơ sở in ấn nhất, bạn nên sử dụng những công cụ chuyên dụng và thông dụng cho thiết kế như: Adobe Illustrator, Adobe Photoshop, Corel Draw,…

Hệ màu

mot-so-yeu-cau-co-ban-cua-thiet-ke-the-nhua-1

Để tránh tình trạng sản phẩm sau in có màu sắc không giống với thiết kế ban đầu, bạn cần chuyển file thiết kế thẻ nhựa sang hệ màu dành cho in ấn là RGB hoặc CMYK. Tốt hơn hết bạn nên chọn CMYK vì hiện nay hầu hết các cơ sở in ấn lựa chọn hệ màu phổ biến này. Để đảm bảo chất lượng của màu sắc và hình ảnh tốt nhất, bạn nên đặt độ phân giải của file in thẻ nhựa thiết kế tối thiểu là 300dpi.

Kích thước file

thẻ khuyến mãi

Kích thước chuẩn của sản phẩm phổ biến là 86 x 54cm nhưng khi thiết kế thì bạn cần phải để tràn lề mỗi bên 1.5cm, tức là kích thước file in thẻ nhựa sẽ ở định mức 89 x 57cm. Thiết kế tràn lề sẽ giúp bạn không bị mất đi phần nội dung cấn sau khi cắt và bo góc thẻ nhựa.

Font chữ

Font chữ phù hợp nhất để thiết kế thẻ nhựa đẹp là từ 11 – 13. Tránh tình trạng thiết kế chữ quá lớn để nhấn mạnh thương hiệu hoặc quá nhiều chữ nhỏ gây nhức mắt và khó đọc. Bên cạnh đó, để tránh tình trạng bị lỗi font hoặc không thể chỉnh sửa, căn chỉnh được, bạn nên gửi kèm cả font chữ trong file thiết kế cho các công ty in ấn.

Xuất file

Các file có thể in là “.cdr”, “.ai”, “EPS”, “TIF”, ” TIFF”, “JPG”, “JPEG”, “JPE”, “PSD”. Trong đó, các file : JPG, JPEG, JPE bạn nên hạn chế vì các file này là ở định dạng file nén. Ngoài ra, nếu in thẻ số lượng lớn cho từng cá nhân, nhân viên hay khách hàng… thì bạn nên lưu file thông tin dưới định dạng excel để hỗ trợ tốt nhất cho xưởng in ấn thẻ nhựa.

Xem thêm: Các bước gia công thẻ nhựa sau in thông dụng nhất

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *