Những thông tin thú vị về in thẻ nhựa gắn chip cảm ứng

Một số yêu cầu cơ bản của thiết kế thẻ nhựa
16 Tháng Tám, 2017
thẻ nhựa nhân viên
In thẻ nhân viên chiến lược mới cho doanh nghiệp
21 Tháng Tám, 2017
Show all

Những thông tin thú vị về in thẻ nhựa gắn chip cảm ứng

Ngày nay, in thẻ nhựa gắn chip cảm ứng không còn là điều quá xa lạ với chúng ta nhờ ứng dụng tuyệt vời mà nó mang lại. Cùng khám phá xem chiếc thẻ này có “năng lực” gì đặc biệt nào!

 

In thẻ nhựa gắn chip là gì?

in-the-nhua-gan-chip

Về bề ngoài thì thẻ nhựa gắn chip giống như in thẻ nhựa thông thường được thiết kế dựa theo yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên sẽ thiết kế thêm 1 phần nhỏ để gắn một con chip điện tử thông minh với bộ vi xử lý đặc biệt để mã hóa và bảo mật thông tin cho bạn. Nhờ tính bảo mật và quản lý thông tin cao mà thẻ gắn chip ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống.

 

Những thông tin thú vị về thẻ nhựa gắn chip

in-the-nhua-gan-chip-2

  1. Dùng nhiều nhất trong ngành ngân hàng: Thẻ nhựa gắn chip thông minh được dùng nhiều nhất trong ngành ngân hàng, các loại thẻ thanh toán quốc tế như visa, master card. Bên cạnh đó, thẻ nhân viên, vé gửi xe, vé xe bus cũng sử dụng công nghệ thẻ nhựa gắn chip khá nhiều.
  2. Xử lý dữ liệu và tương tác với máy tính dễ dàng: Là một thẻ nhựa được gắn một con chip cho phép lưu trữ dữ liệu, bảo vệ dữ liệu, cũng như các thao tác về mã hóa và xác thực dữ liệu nhằm đảm bảo tính bảo mật và tính toàn vẹn dữ liệu trên đường truyền.
  3. Có bộ nhớ khá lớn: Con chip có dung lượng bộ nhớ khá lớn, khoảng từ 64K đến 128K giúp ta lưu trữ dữ liệu khá thoải mái thông tin đơn giản trên thẻ.
  4. Thẻ nhựa gắn chip có hai loại: thẻ tiếp xúc và thẻ không tiếp xúc (thẻ cảm ứng). Thẻ tiếp xúc phải đặt trực tiếp và tiếp xúc với đầu đọc thẻ mới có thể hoạt động. Trái lại, thẻ không tiếp xúc thì chỉ cần đặt tiệm cận đầu đọc thẻ đã có thể bắt được tín hiệu rồi.
  5. Tầm ảnh hưởng của ăng-ten khá nhạy: có thể đặt cách đầu đọc thẻ tới 10cm mà vẫn nhận được tín hiệu. Ăngten thường là đi vòng quanh thẻ, nó có nhiệm vụ làm trung gian nhận/phát sóng radio giữa đầu đọc thẻ và con chip trên thẻ.
  6. Thẻ không tiếp xúc nhạy hơn và kém an toàn hơn thẻ có tiếp xúc: Tốc độ xử lý của thẻ không tiếp xúc là nhanh hơn so với thẻ tiếp xúc. Vì vậy thẻ không tiếp xúc thường được ứng dụng tại những nơi cần phải xử lý nhanh như các phương tiện công cộng như xe bus, thẻ ra vào…Thẻ không tiếp xúc nhạy hơn nhưng lại không an toàn bằng thẻ tiếp xúc.

Xem thêm: Một số yêu cầu cơ bản của thiết kế thẻ nhựa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *